Sinh thái và hành vi Linh dương sừng mác

Linh dương sừng mác là loài rất gắn bó và di chuyển theo bầy đàn khoảng giữa 2 - 40 cá thể, do một con đực nổi trội dẫn đầu. Loài này mỗi lần tụ tập thành từng đàn lên đến vài ngàn con di cư. Vào mùa mưa, chúng di cư về phía bắc tiến vào Sahara.[14] Linh dương sừng mác là loài hoạt động ban ngày. Lúc sáng sớm và đêm tối mát mẻ, linh dương nghỉ ngơi dưới tán cây hay bụi rậm, hoặc nếu không có chỗ nghỉ sẵn, chúng đào hố lõm trên đất bằng móng guốc và nghỉ ngơi tại đó. Con đực thường đấu nhau, nhưng không kéo dài và không bạo lực. Động vật săn mồi, như sư tử, báo hoa mai, linh cẩu, báo gêpa, chó rừng lông vàng, kền kềnchó hoang châu Phi, chủ yếu giết linh dương yếu và trẻ.[2][4]

Hoạt động chơi đùa của tám con non khi nuôi nhốt được quan sát trong một nghiên cứu năm 1983. Con non đực chơi đùa lâu hơn con non cái. Cả đực lẫn cái chơi đùa là bình thường; lựa chọn đối tác phụ thuộc vào tuổi tác, nhưng không dựa trên giới tính hay họ hàng di truyền. Kết quả cho thấy rằng tính lưỡng hình kích thước là yếu tố quan trọng chịu trách nhiệm tách biệt giới tính trong hoạt động chơi đùa.[22]

Sự thích nghi

Với một hệ thống trao đổi chất thực hiện chức năng khi nhiệt độ cao thịnh hành trong môi trường sống khắc nghiệt, linh dương sừng mác cần ít nước bốc hơi để giúp thoát nhiệt ra khỏi cơ thể, cho phép chúng di chuyển trong thời gian dài mà không có nước. Loài có thể cho phép nhiệt độ cơ thể tăng lên gần 46,5 °C (115,7 °F) trước khi bắt đầu toát mồ hôi.[5] Trong thời điểm nguồn sống dồi dào, linh dương có thể dùng chất lỏng thải ra qua đường tiết niệu và phân để giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới 36 °C (97 °F) vào ban đêm, cho thêm thời gian trước khi đạt đến nhiệt độ cơ thể tối đa vào ngày hôm sau.[14] Chúng có khả năng chịu được nhiệt độ cao mà có thể gây tử vong cho hầu hết động vật hữu nhũ. Linh dương sở hữu một mạng lưới mạch máu khỏe dẫn máu từ tim lên não, đi ngang qua gần thành mũi. Theo cách đó, cho phép máu hạ nhiệt làm mát xuống đến 3 °C (5 °F) trước khi truyền đến não, đó là một trong những bộ phận điều hòa nhiệt nhạy cảm nhất cơ thể.[13][14]

Khẩu phần

Linh dương sừng mác gặm cỏ trên đồng cỏ

Môi trường sống của linh dương sừng mác trong tự nhiên là thảo nguyên và sa mạc. Nơi chúng ăn tán lá, cỏ, thảo mộc, cây bụi, thực vật mọng nước, thực vật họ đậu, rễ mọng nước, chồi và trái cây.[14] Linh dương có thể sống sót mà không cần nước từ 9 đến 10 tháng nhờ quả thận ngăn chặn nước thoát ra từ đường tiết niệu  - thích nghi với môi trường sống sa mạc. Linh dương có khả năng hút nước từ thực vật mọng nước như dưa gang hoang dã (Citrullus colocynthis), Indigofera oblongifolia và từ cành cây trụi lá của loài Capparis decidua. Trong đêm tối hoặc sáng sớm, chúng thường tìm mác thực vật như loài Indigofera viscosa, loài cỏ sản xuất ra chất tiết hút ẩm đáp ứng nhu cầu về nước. Linh dương ăn cỏ búi như loài cỏ Cymbopogon schoenanthus sau khi có mưa, nhưng chúng thường yêu thích nhiều loại cỏ ngon miệng hơn, chẳng hạn những loài Cenchrus biflora, Panicum laetumDactyloctenium aegyptium. Khi mùa khô bắt đầu, chúng ăn vỏ quả cây Acacia raddiana và xuyên suốt mùa khô, dựa vào cỏ lâu năm thuộc các chi Panicum (đặc biệt Panicum turgidum) và Aristida, chồi non của loài Leptadenia,Cassia italicaCornulaca monacantha.[2]

Sinh sản

Linh dương non và linh dương cái

Cả linh dương đực lẫn cái thuần thục sinh dục khi được 1,5 đến 2 năm tuổi.[4] Sinh sản cao điểm giữa tháng 3 và tháng 10.[4] Tần suất giao phối lớn hơn khi điều kiện môi trường thuận lợi. Trong vườn thú, con đực giao phối tích cực nhất trong mùa thu.[2] Chu kỳ động dục kéo dài khoảng 24 ngày, linh dương cái trải qua một giai đoạn không rụng trứng vào mùa xuân. Giai đoạn giữa những lần sinh ít hơn 332 ngày, cho thấy linh dương sừng mác là loài động dục nhiều lần.[23]

Hoạt động tán tỉnh được thực hiện theo một vòng tròn giao phối: đực và cái đứng song song với nhau, đối mặt theo hướng ngược lại và sau đó vòng quanh cho đến khi con cái cho phép con đực cưỡi lên từ phía sau. Nếu linh dương cái không sẵn sàng giao phối, nó bỏ chạy và vòng theo hướng ngược lại.[14] Con cái mang thai rời khỏi bầy đàn trong một tuần, sinh ra con non và thụ thai một lần nữa trong thời gian động dục hậu sản; do đó chúng có thể sinh một con non mỗi năm.[11] Thai kỳ kéo dài khoảng 9 tháng, sau đó một con non duy nhất được sinh ra, cân nặng 9,1 đến 15 kg (20 đến 33 pound).[14] Sinh đôi rất hiếm  - tỷ lệ chỉ 0,7% lần sinh quan sát được trong một nghiên cứu. Cả linh dương mẹ và con non trở lại đàn chính sau khi sinh vài giờ.[4] Con cái tách riêng ra khỏi đàn vài giờ lúc cho linh dương non bú sữa. Cai sữa bắt đầu khi được 3,5 tháng và con non trở nên hoàn toàn độc lập vào khoảng 14 tuần tuổi.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Linh dương sừng mác http://cb.naturalsciences.be/antelopes/Aridlands_A... http://www.etymonline.com/index.php?term=oryx http://www.safariwest.com/animal/scimitar-horned-o... http://www.ultimateungulate.com/Artiodactyla/Oryx_... http://nationalzoo.si.edu/Animals/AfricanSavanna/F... http://newsdesk.si.edu/releases/elderly-oryx-dies-... http://animaldiversity.ummz.umich.edu/site/account... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10749451 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12049259 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15567578